Chào mừng bạn đến Diễn đàn Rao vặt Việt Nam!

Để đăng tin rao vặt, quảng cáo, thảo luận, chia sẻ và nhắn tin riêng tư với các thành viên khác trong cộng đồng của chúng tôi, hãy đăng ký ngay bây giờ!

ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ!

🌟THÔNG BÁO🌟

V/v: Chính Sách Lưu Trữ Bài Đăng

Kính gửi Thành Viên !
Bắt đầu từ ngày 20/03/2025, tất cả các bài đăng sẽ được tự động xóa sau 60 ngày kể từ ngày đăng.
XEM CHI TIẾT THÔNG BÁO
Trân trọng,
💁BIẾN ĐI: NHỮNG KẺ ĐĂNG BÀI CÁ ĐỘ, TRÒ CHƠI CÁ CƯỢC TRỰC TUYẾN CHỈ LÀ NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO, KHÔNG KHÁC GÌ NHỮNG CON SÚC VẬT SỐNG DỰA VÀO NHỮNG HÀNH VI BẨN THỈU💁
GO AWAY: THOSE WHO POST GAMBLING CONTENT, ONLINE BETTING GAMES, ARE NOTHING BUT FRAUDSTERS, NO DIFFERENT FROM ANIMALS LIVING OFF OF DESPICABLE ACTIONS

Nguyên nhân và dấu hiệu cảnh báo bệnh lao

sheridankathrine15

Nhân Viên
Tham gia
12/12/22
Bài viết
1
VNĐ
129
Bệnh lao là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Năm 2018, ước tính có khoảng 10 triệu người bị mắc bệnh lao và 1,5 triệu người chết vì căn bệnh này. Khi bị mắc bệnh lao, nếu không được điều trị kịp thời, cơ thể người bệnh sẽ dần bị suy yếu và dẫn tới tử vong.
1. Bệnh lao là gì?

Bệnh lao (TB) là do một loại vi khuẩn có tên Mycobacterium tuberculosis gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây lan từ người sang người thông qua không khí. Khi người bị bệnh lao ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ, họ sẽ phát tán vi khuẩn lao vào không khí, người bình thường chỉ cần vô tình hít phải một vài trong số những vi khuẩn lao này đều có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh tại phổi.
Vi khuẩn gây ra bệnh lao không chỉ tấn công mỗi phổi mà nó có thể thông qua đường máu hoặc hạch bạch huyết đến các bộ phận khác của cơ thể, điển hình như thận, cột sống và não để gây bệnh tại đó. Bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn tới tử vong.
2. Các loại bệnh lao

Bệnh lao thường có hai loại chính, bao gồm:
  • Nhiễm lao tiềm ẩn: là tình trạng khi vi khuẩn lao có thể sống trong cơ thể mà không làm cho bạn bị mắc bệnh. Khi bạn hít phải vi khuẩn lao trong không khí, cơ thể sẽ sinh ra những phản ứng để chống lại những vi khuẩn này, ngăn không cho chúng phát triển. Những người bị nhiễm lao tiềm ẩn thường không cảm thấy có bất kỳ triệu chứng nào và không thể truyền vi khuẩn lao sang người khác.
  • Bệnh lao: nếu vi khuẩn lao trở nên hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể và nhân lên nhanh chóng, người bệnh sẽ chuyển từ bị nhiễm lao tiềm ẩn sang bị bệnh lao. Khi bị bệnh lao, bạn rất dễ lây lan sang cho người khác. Vì lý do này, những người bị nhiễm lao tiềm ẩn thường được chỉ định điều trị để ngăn ngừa phát triển bệnh lao.
Lao

Bệnh lao thường có 2 loại chính là nhiễm lao tiềm ẩn và bệnh lao
3. Nguyên nhân gây ra bệnh lao

Nguyên nhân chính gây ra bệnh lao là vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis (MTB- vi khuẩn hiếu khí) lây lan từ người sang người thông qua các giọt cực nhỏ phát tán vào không khí. Sau khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn MTB không hoạt động ngay lập tức mà nó sẽ ở trong trạng thái ngủ- đây chính là giai đoạn ủ bệnh. Hầu hết, giai đoạn này không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào và không gây lây lan sang người khác. Tuy nhiên khi làm xét nghiệm, người bệnh vẫn có thể nhận được kết quả dương tính với vi khuẩn lao mặc dù không có dấu hiệu của bệnh. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn này, nguy cơ mắc bệnh lao sẽ giảm đáng kể.
Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ mười người nhiễm vi khuẩn lao MTB thì sẽ có một người phát triển thành bệnh. Vi khuẩn gây bệnh thường không hoạt động ngay mà sẽ chờ cho tới khi hệ thống miễn dịch của cơ thể yếu đi và không còn đủ sức chống cự lại, đặc biệt là ở người già và những người bị nhiễm HIV. Điều này cũng có nghĩa là thời gian ủ bệnh của mỗi người sẽ khác nhau, một khi vi khuẩn lao đã hoạt động, chúng sẽ phát triển từ phổi và theo máu đi sang các cơ quan khác của cơ thể.
4. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao
HIV

HIV làm hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, tăng nguy cơ mắc bệnh lao
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh lao, tuy nhiên có một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố này bao gồm:
Hệ thống miễn dịch yếu
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường chiến đấu thành công với vi khuẩn lao, nhưng cơ thể sẽ không thể phòng thủ hiệu quả nếu sức đề kháng của bạn thấp. Một số bệnh và các loại thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, bao gồm:
  • HIV / AIDS
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh thận nặng
  • Mắc một số bệnh ung thư
  • Điều trị ung thư, như hóa trị
  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid, hóa chất điều trị ung thư
  • Sử dụng một số loại thuốc dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến và bệnh Crohn
  • Suy dinh dưỡng
  • Tuổi rất trẻ hoặc cao
Đi du lịch hoặc sống ở một số khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao cao
Những người sống hoặc đi du lịch thường xuyên đến những khu vực có tỷ lệ mắc bệnh lao và lao kháng thuốc cao sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Các khu vực này bao gồm:
  • Châu phi
  • Đông Âu
  • Châu Á
  • Nga
  • Mỹ La-tinh
  • Đảo Caribbean
Nghèo đói và thường xuyên sử dụng chất kích thích
  • Không có đủ điều kiện chăm sóc y tế: Các nước nghèo đói thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh lao
  • Sử dụng các loại chất kích thích: lạm dụng ma túy, rượu bia sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch dần bị suy yếu và làm cho cơ thể dễ bị nhiễm bệnh lao.
  • Sử dụng thuốc lá: Sử dụng thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh lao và tử vong cho người bệnh.
5. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lao
Ho ra máu

Ho ra máu là triệu chứng điển hình của bệnh lao
Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh có thể thấy cơ thể hoàn toàn bình thường và không xảy ra bất kỳ triệu chứng nào. Bệnh trong giai đoạn này thường không lây lan sang cho người khác. Sau khi bệnh đã phát triển, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt.
Các triệu chứng của bệnh lao sẽ phụ thuộc vào nơi vi khuẩn lao đang phát triển trong cơ thể. Vi khuẩn lao thường phát triển trong phổi (lao phổi). Bệnh lao ở phổi có thể gây ra các triệu chứng như:
  • Ho nặng kéo dài 3 tuần hoặc lâu hơn
  • Đau ở ngực
  • Ho ra máu hoặc đờm (đờm từ sâu bên trong phổi)
Các triệu chứng khác của bệnh lao, bao gồm:
  • Cơ thể yếu hoặc mệt mỏi
  • Giảm cân
  • Chán ăn
  • Sốt, ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi vào ban đêm
Các triệu chứng của bệnh lao ở các bộ phận khác của cơ thể sẽ phụ thuộc vào khu vực bị ảnh hưởng. Nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được liệt kê bên trên, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm giúp bạn xác định tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin về Bệnh Lao mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé https://thiennhien247.net/ để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
 

Nội dung được gửi bởi thành viên. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm với các thông tin do thành viên đưa lên trừ thông tin nội bộ.

Vận hành bởi Trương Anh Vũ®

Trung Nghĩa, Hòa Ninh, Hòa Vang, TP Đà Nẵng, Việt Nam

hotline (+84) (918) 369.468 mailtoVuta@truonganhvu.orgtruonganhvu.org

Flights.Vn giữ bản quyền nội dung trên website này. | Email:Contact@flights.vn | © Flights.Vn phiên bản thử nghiệm.

Forum.Edu.Vn
Hotline: 0918.369.468
Top