Nội thất KDT
Nhân Viên

Tại sao lại chọn bàn ăn thông minh
Bạn có một ngôi nhà nhỏ xinh với diện tích hẹp nhưng bạn vẫn muốn ngôi nhà của mình đầy đủ đồ đạc, hoặc bạn muốn có một bộ bàn ăn tùy biến theo thời điểm: gọn gàng khi có ít người dùng bữa và rộng rãi khi có nhiều người tham gia. Khi bạn có một trong hai nhu cầu đó thì đã đến lúc bạn nên nghĩ đến bộ bàn ăn thông minh.
Phân loại bàn ăn thông minh
Bàn ăn thông minh có thể phân loại theo hình dạng như: bàn ăn mặt hình vuông, bàn ăn mặt hình tròn, bàn ăn mặt hình chữ nhật; phân loại theo kích thước hoặc theo cơ chế hoạt động như: bàn ăn gấp mở, bàn ăn kéo dài, bàn ăn mở rộng. Để dễ dàng cho bạn lựa chọn, chúng tôi đưa ra phân loại theo cách thức hoạt động của bàn ăn thông minh.
Bàn ăn thông minh gắn tường

Bàn ăn thông minh gắn tường tiết kiệm diện tích
Đây là loại bàn ăn cố định tại 1 vị trí mà không thể di chuyển được, vì vậy, bạn cần phải có một không gian cố định cho việc dùng bữa hàng ngày. Bù lại, bàn ăn thông minh gắn tường lại mang lại sự tối ưu diện tích rất tốt, khi nâng chiếc bàn ăn này lên vào áp vào tường, nó có thể trở thành một chiếc kệ chứa các vật dụng nhỏ như hộp giấy ăn, hộp gia vị hay lọ hoa trang trí bàn ăn.

Bàn ăn thông minh kéo dài phía đầu bàn

Bàn ăn kéo dài ghép tấm
Bàn ăn thông minh kéo dài với phần khung bàn có thể kéo trượt gia giúp tăng diện tích mặt bàn, đồng thời phần thân bàn có thể chứa được một tấm mặt bàn để ghép thêm vào phần khung đã mở rộng. Nhược điểm của mẫu bàn này là bạn sẽ phải ghép nối thêm tấm mặt bàn một cách thủ công nhưng ưu điểm là mẫu bàn này có cơ chế đơn giản, không dùng bản lề hoặc cấu trúc phức tạp nên giá thành rẻ và cũng bền bỉ hơn.
Nguồn tham khảo: https://noithatkdt.vn/blog/ban-an-thong-minh/