Chào mừng bạn đến Diễn đàn Rao vặt Việt Nam!

Để đăng tin rao vặt, quảng cáo, thảo luận, chia sẻ và nhắn tin riêng tư với các thành viên khác trong cộng đồng của chúng tôi, hãy đăng ký ngay bây giờ!

ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ!

🌟THÔNG BÁO🌟

V/v: Chính Sách Lưu Trữ Bài Đăng

Kính gửi Thành Viên !
Bắt đầu từ ngày 20/03/2025, tất cả các bài đăng sẽ được tự động xóa sau 60 ngày kể từ ngày đăng.
XEM CHI TIẾT THÔNG BÁO
Trân trọng,
💁BIẾN ĐI: NHỮNG KẺ ĐĂNG BÀI CÁ ĐỘ, TRÒ CHƠI CÁ CƯỢC TRỰC TUYẾN CHỈ LÀ NHỮNG KẺ LỪA ĐẢO, KHÔNG KHÁC GÌ NHỮNG CON SÚC VẬT SỐNG DỰA VÀO NHỮNG HÀNH VI BẨN THỈU💁
GO AWAY: THOSE WHO POST GAMBLING CONTENT, ONLINE BETTING GAMES, ARE NOTHING BUT FRAUDSTERS, NO DIFFERENT FROM ANIMALS LIVING OFF OF DESPICABLE ACTIONS

Bệnh trầm cảm và nguyên nhân phổ biến

moniedario

Nhân Viên
Tham gia
7/10/22
Bài viết
1
VNĐ
142
Bệnh trầm cảm (Depression) hay còn được gọi là một rối loạn về cảm xúc, có đặc điểm chung là mang đến những cảm giác buồn bã, mất hứng thú kéo dài dẫn đến có ý định gây ảnh hưởng đến tính mạng của bản thân hoặc người thân.
1. Bệnh trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm có tên tiếng Anh là Depression, là rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất mát. Trầm cảm ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử của bạn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tình cảm và thể chất. Bởi vậy, trầm cảm khiến cho cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn, thậm chí tạo ra những kết cục rất bi thảm: mẹ giết con, vợ giết chồng, tự tử khi còn rất trẻ với tương lai rộng mở phía trước... Trầm cảm rất phổ biến. Theo thống kê hiện nay, có đến 80% dân số trên thế giới sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc đời của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.
Trầm cảm là bệnh, cần phải được điều trị với các bác sĩ khoa tâm thần kinh. Tùy vào thể trạng bệnh nhân, bệnh cần trị liệu trong thời gian dài hoặc ngắn. Vì một cuộc sống tốt hơn, bản thân bệnh nhân và người thân cần có thái độ tích cực khi đối mặt với căn bệnh này.

1962

2. Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh trầm cảm
Bệnh nhân khi bị trầm cảm sẽ có các biểu hiện triệu chứng khác nhau như: ngủ nhiều hơn hoặc rất khó ngủ, ăn nhiều hơn hoặc không có cảm giác ngon miệng khi ăn...
Dù vậy, vẫn có những triệu chứng trầm cảm phổ biến cho căn bệnh này bao gồm:
  • Vấn đề với giấc ngủ: khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài
  • Vấn đề về ăn uống: cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên
  • Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an: Luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng
  • Ngại giao tiếp xã hội: Không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh
  • Chậm chạp, không có hứng thú với bất kỳ điều gì: Chán nản, buồn rầu, mất cảm hứng đối với nhiều thứ, không duy trì được hưng phấn thậm chí không còn hưng phấn.
  • Luôn bi quan trong mọi việc: Luôn nhìn nhận mọi việc một cách thiếu lạc quan, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ
  • Luôn tự ti về bản thân: Luôn lo lắng bản thân kém cỏi, sợ hãi
  • Có ý nghĩ tự tử hoặc đã từng tự sát

1961

Triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi
Trầm cảm không phải là một bệnh thông thường ở tuổi già, hay bị xem nhẹ, hiểu lầm thành các dấu hiệu về tâm lý như "người già thường hay thế" nên không đi khám, trị liệu. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi có thể như sau:
  • Giảm trí nhớ hoặc thay đổi nhân cách
  • Đau nhức toàn thân
  • Mệt mỏi, mất ăn, khó ngủ
  • Thường muốn ở nhà hơn là đi ra ngoài, ngại giao tiếp, ngại tham gia các hoạt động đoàn thể
  • Tự tử hoặc suy nghĩ muốn tự tử, đặc biệt ở những người đàn ông lớn tuổi
3. Tác hại của bệnh trầm cảm
Trầm cảm gây ra rất nhiều những nguy hại cho người mắc phải, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người bệnh, đồng thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng rất khó lường trước:
  • Người bị bệnh trầm cảm thường xuyên mất ngủ khiến cho sức khỏe giảm sút, tinh thần trí tuệ kém minh mẫn, ảnh hưởng đến công việc và đời sống hằng ngày.
  • Trầm cảm khiến cho người bị bệnh có vấn đề với ăn uống, rối loạn về thèm ăn, lâu dài khiến cho suy nhược cơ thể nghiêm trọng
  • Trầm cảm khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp, quan hệ xã hội, ảnh hưởng trực tiếp tới công danh, sự nghiệp, thậm chí gây ra rạn nứt tình cảm gia đình.
  • Trầm cảm khiến bệnh nhân luôn bị cảm giác bi quan, suy nghĩ thiếu tích cực, mất cảm hứng với các hoạt động cơ bản bao gồm cả công việc tại cơ quan hay công việc gia đình.
  • Trầm cảm trong diễn biến xấu nhất có thể là tác nhân trực tiếp dẫn đến việc tự sát, hoặc giết người.

1960

Ngoài ra: Trầm cảm là yếu tố khiến cho các bệnh lý khác trở nên trầm trọng, phức tạp, khó điều trị hơn như: tim mạch, dạ dày, tuyến giáp...
Bạn cần đi khám bác sĩ khi nào?
Nếu bạn cảm thấy chán nản vài ngày với các biểu hiện triệu chứng như ở trên, hãy hẹn gặp bác sĩ ngay khi có thể. Trầm cảm có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều nếu nó không được điều trị. Vì bản thân và người thân của bạn, đừng chủ quan.
Chú ý rằng: khi có các triệu chứng hãy liên hệ khám ngay với bác sĩ. Bệnh được điều trị càng sớm, các tác hại của bệnh càng được giảm thiểu. Vì mục tiêu mang sức khỏe đến cuộc sống, chúng tôi đau lòng khi phải nhìn những bi kịch do căn bệnh trầm cảm gây ra. Trầm cảm không chỉ tác hại nghiêm trọng tới người bị bệnh mà thậm chí nó có thể còn đặt những người xung quanh vào tình trạng nguy hiểm không mong muốn.
4. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm
Hiện nay y học chưa xác định được nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến trầm cảm. Bệnh trầm cảm được chỉ ra rằng, có thể do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
  • Yếu tố di truyền: Trầm cảm thường phổ biến ở những gia đình có người bị mắc bệnh trầm cảm.
  • Sự mất cân bằng của nồng độ serotonin trong não: Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những thay đổi về chức năng và hiệu quả của các chất dẫn truyền thần kinh cùng với cách chúng tương tác với các mạch thần kinh tham gia duy trì ổn định tâm trạng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh trầm cảm.
  • Hormone: Sự mất cân bằng của Hormone trong cơ thể có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra trầm cảm. Những thay đổi Hormone gây ra một số vấn đề trong những tuần hoặc vài tháng sau khi sinh (sau sinh) đối với phụ nữ sinh nở và các vấn đề về tuyến giáp, mãn kinh hoặc một số bệnh lý khác.
  • Stress - căng thẳng: là một trong những yếu tố lớn gây ra trầm cảm.
  • Những chấn thương lớn ảnh hưởng tới người bệnh: bị mù, bị cụt tay, chân, mất khả năng sinh sản...

1959

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trầm cảm
Nhiều yếu tố có vẻ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc gây ra chứng trầm cảm. Các yếu tố nguy cơ có thể bao gồm:
  • Có tiền sử rối loạn lưỡng cực
  • Lạm dụng rượu hoặc chất kích thích
  • Lạm dụng tình dục
  • Những tổn thương thời thơ ấu
  • Một số đặc điểm tính cách, chẳng hạn như lòng tự trọng thấp hoặc sống phụ thuộc
  • Bệnh nặng, chẳng hạn như ung thư hoặc bệnh tim
  • Một số loại thuốc như thuốc cao huyết áp, thuốc ngủ
  • Những căng thẳng vì môi trường sống

1958

Nguy cơ trầm cảm cũng có thể tăng lên trong các trường hợp:
  • Những người trong gia đình bạn có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc nghiện rượu
  • Bạn đã trải qua những sự kiện khiến bạn suy sụp, "sốc" như sự ra đi của người thân yêu nhất
  • Trầm cảm sau khi sinh nở
  • Trong gia đình có người tự sát
  • Rất ít bạn bè hoặc các mối quan hệ cá nhân khác
Bệnh trầm cảm có nhiều mức độ khác nhau nên cần được quan sát và chữa trị một cách kịp thời khi ở giai đoạn đầu. Muốn chữa khỏi tâm bệnh này cần nhất là sự quan tâm của người thân với người bệnh. Cuộc sống rất nhiều yếu tố gây trầm cảm cho bất kỳ ai nhưng quan trọng là phải giữ vững tinh thần và niềm tin với cuộc sống để không gặp phải căn bệnh tâm lý khó chữa như trầm cảm. Nếu các bạn muốn xem thêm thông tin về cách điều trị hay truy cập vào suckhoechoban.net tại chuyên mục "bệnh thường gặp" để tham khảo nhé!
 

Đính kèm

Nội dung được gửi bởi thành viên. Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm với các thông tin do thành viên đưa lên trừ thông tin nội bộ.

Vận hành bởi Trương Anh Vũ®

Trung Nghĩa, Hòa Ninh, Hòa Vang, TP Đà Nẵng, Việt Nam

hotline (+84) (918) 369.468 mailtoVuta@truonganhvu.orgtruonganhvu.org

Flights.Vn giữ bản quyền nội dung trên website này. | Email:Contact@flights.vn | © Flights.Vn phiên bản thử nghiệm.

Forum.Edu.Vn
Hotline: 0918.369.468
Top